Liên đoàn Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa góp ý Uỷ ban Pháp luật Quốc hội về dự thảo Luật Nhà ở. Một trong những điểm đáng chú ý là kiến nghị mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội.
Theđềnghịmởrộngdiệnđượcmuanhàởxãhộtỷ lệ cược tối nayo Dự thảo Luật Nhà ở, người được hưởng chính sách mua nhà ở xã hội, chủ yếu là có thu nhập thấp, không có điều kiện mua nhà ở thương mại.
Tuy nhiên, VCCI cho rằng, thực tế nhiều người không thuộc nhóm này, cũng không có khả năng mua nhà. Ví dụ người lao động đóng thuế thu nhập cá nhân ở mức thấp. Theo VCCI, thuế thu nhập cá nhân thực tế không phải là thuế đánh vào những người có thu nhập cao. Những người nộp thuế với khoản thu nhập từ tiền công, tiền lương chưa hẳn là những người có thu nhập cao (lương trên 11 triệu đồng phải chịu thuế).
"Với mức lương này cùng với các khoản chi tiêu trong cuộc sống, việc người lao động có thể tích góp để mua được nhà ở thương mại là rất khó", VCCI cho biết.
Một khảo sát trước đó của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân về nhà ở xã hội cho thấy, với những người có thu nhập 10-15 triệu đồng một tháng, thực tế cũng chỉ tiết kiệm được 4,7 triệu đồng cho mua nhà. Trong khi đó, lấy ví dụ với một căn nhà xã hội khoảng 1,5 tỷ đồng, đóng trước 20% giá trị (khoảng 300 triệu đồng), thời gian vay ngân hàng 1,2 tỷ đồng trong 20 năm với lãi suất là 8,2%, mỗi tháng người mua phải trả cả vốn lẫn lãi là 10 triệu đồng.
Vì vậy, VCCI đề nghị mở rộng đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo hướng, những người thuộc diện phải nộp thuế thu nhập đối với khoản thu nhập từ tiền công, tiền lương theo quy định về thuế thu nhập cá nhân (tuy nhiên có giới hạn về mức đóng thuế, có thể là đóng thuế ở mức lũy tiến thứ 2 - tức phần thu nhập tính thuế trên 5 đến 10 triệu đồng một tháng) cũng thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội.
Bên cạnh vấn đề nhà ở xã hội, VCCI cũng đề nghị cân nhắc đề xuất không cho nhà ở có quy mô 20 căn hộ được bán, cho thuê mua căn hộ. Thực tế, đây là một loại sản phẩm xuất hiện từ lâu trên thị trường (còn được biết đến với tên gọi chung cư mini), phần nào giúp giải quyết nhu cầu nhà ở của người dân. Việc ứng xử với loại hình nhà này đang được quan tâm sau vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, quận Thanh Xuân.
Theo VCCI, trong dự thảo, các căn hộ này đã phải đáp ứng yêu cầu tương tự như một chung cư. Đơn cử như diện tích căn hộ, thiết kế và thẩm định phòng cháy chữa cháy, quản lý vận hành đều phải theo quy định tương tự nhà chung cư.
Dự thảo cũng yêu cầu nhà ở nhiều tầng phải đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, yêu cầu vệ sinh, môi trường, kiến trúc, cảnh quan và không xâm phạm đến quyền, lợi ích của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với công trình liền kề;
"Để đáp ứng các điều kiện trên thì nhà ở nhiều tầng nhiều hộ ở của hộ gia đình, cá nhân có tính chất như là một chung cư", VCCI cho biết. Do các yếu tố quy hoạch, phòng cháy chữa cháy, an toàn xây dựng đều đã được xem xét, VCCI cho rằng cần cân nhắc lại đề xuất không cho phép bán, cho thuê mua đối với căn hộ này.
Về nơi để xe của nhà chung cư, VCCI cho biết, dự thảo quy định khu vực sạc điện cho xe phải được xác định rõ trong hồ sơ thiết kế, không được bố trí tại tầng hầm nhà chung cư và phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. Điều này nhằm tránh nguy cơ cháy nổ do sạc xe điện gây ra.
Tuy nhiên, yêu cầu này sẽ gây khó khăn cho người dùng khi nhiều chung cư không có không gian bố trí chỗ sạc điện bên ngoài tầng hầm.
Theo VCCI, việc phương tiện sử dụng xăng cũng có nhiều nguy cơ cháy nổ, thậm chí còn hơn là xe điện. Vụ hỏa hoạn ở Khương Đình xuất phát do chập mạch điện trên đường dây dẫn điện bình ắc-quy thuộc phần đầu xe môtô sử dụng động cơ xăng (loại xe tay ga) đặt giáp tường gây cháy. Vì vậy, việc không cho phép khu vực sạc điện cho xe tại tầng hầm, trong khi các phương tiện sử dụng xăng lại không có hạn chế nào là chưa hợp lý.
Do đó, VCCI đề nghị cơ quan chức năng sửa đổi quy định theo hướng, yêu cầu khu vực sạc điện được bố trí riêng tại tầng hầm, thay vì cấm như quy định tại dự thảo.
Đức Minh