Ngày 10.11,ãnhđạotỉnhĐắkLắkđốithoạivớithanhniêdan tri tại TP.Buôn Ma Thuột, ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk, chủ trì hội nghị đối thoại với gần 200 đoàn viên, thanh niên với chủ đề về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Dự hội nghị có lãnh đạo Tỉnh đoàn Đắk Lắk, các sở, ngành của tỉnh.
Tại hội nghị, có 28 ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, thanh niên tập trung vào một số lĩnh vực như: chính sách hỗ trợ, đào tạo, tập huấn, việc làm cho thanh niên, chuyển đổi số, kinh tế số; các giải pháp nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin, viễn thông, phát triển các sàn thương mại điện tử; áp dụng ứng dụng chuyển đổi số vào phát triển và quảng bá du lịch; vai trò của thanh niên về chuyển đổi số; đảm bảo an ninh trên không gian mạng…
Chị Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Bí thư đoàn P.Thống Nhất, TX.Buôn Hồ (Đắk Lắk) nêu thực trạng công tác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn nhiều bất cập do một số ngành nghề được đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường lao động; chất lượng các lớp đào tạo nghề chưa cao... Chị Trâm đề xuất trong thời gian sắp tới, tỉnh nhà cần có giải pháp để nâng cao trình độ tay nghề cho thanh niên để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp khi tuyển dụng.
Quan tâm đến việc hỗ trợ khởi nghiệp, anh Lê Thanh Tùng (ở H.Ea Hleo) đề nghị tỉnh có những chính sách cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung và những bạn trẻ nói riêng muốn ứng dụng chuyển đổi số để kinh doanh.
Chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết (ở H.Ea Súp) đề xuất các ngành chức năng cần đưa chuyển đổi số vào chương trình giáo dục trong trường học để giúp cho học sinh, sinh viên có thể áp dụng, vận dụng chuyển đổi số trong học tập, rèn luyện, tạo tiền đề cho đoàn viên, thanh niên là học sinh, sinh viên tiếp cận chuyển đổi số.
Anh Y Niê, (ở H.M'Đrắk) cho biết hiện các xã, phường, thị trấn đã thành lập các tổ công nghệ số cộng đồng, trong đó các bí thư chi đoàn là thành viên, nhưng các tổ này còn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng hướng dẫn người dân thực hiện chuyển đổi số. Do đó, cần có giải pháp rà soát kiện toàn, hỗ trợ, khuyến khích các tổ công nghệ số cộng đồng phát huy hiệu quả trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ.
Một đại diện thanh niên H.Buôn Đôn đặt vấn đề cần có những giải pháp, cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp; đặc biệt là các tổ hợp tác, trang trại và các câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế, mô hình thanh niên ứng dụng công nghệ và sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao…
Các ý kiến nói trên trong buổi đối thoại đã được lãnh đạo các sở, ngành liên quan của tỉnh trao đổi, cung cấp thông tin, phần nào giải đáp những đề xuất, nguyện vọng của thanh niên.
Phát biểu kết luận hội nghị, ông Nguyễn Tuấn Hà đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước nghiêm túc tiếp thu những ý kiến, kiến nghị chính đáng của thanh niên; quan tâm hỗ trợ, thúc đẩy thanh niên đổi mới sáng tạo, áp dụng chuyển đổi số vào tất cả các lĩnh vực; tập trung đào tạo thanh niên thành lực lượng lao động chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới...
Ông Hà cũng đề nghị đoàn viên, thanh niên tiên phong trong chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông, làm chủ công nghệ số trong đời sống, trong phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện, các nhiệm vụ chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
"Ttôi đề nghị các bạn hãy nắm bắt xu hướng thời đại, chủ động nghiên cứu việc đa dạng kênh bán hàng trên các nền tảng công nghệ mới, đa dạng thêm nhiều sản phẩm mới có ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao trong sản xuất; chú trọng hơn việc đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm; xây dựng thương hiệu, bảo vệ thương hiệu trên môi trường mạng", ông Hà nói.